CÔNG NGHỆ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM

CÔNG NGHỆ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM

CÔNG NGHỆ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM

 

By: Mary Pham – Founder & CEO Vườn Ươm Khởi Nghiệp Việt

 

I/ Thực trạng của Chuỗi cung ứng và nhu cầu cấp thiết của truy xuất nguồn gốc.

Chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, đơn vị, con người, hoạt động, thông tin,… giúp đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng thông qua nhiều bước. Những thành tố cơ bản tham gia chuỗi cung ứng gồm: Đơn vị cung cấp nguyên liệu; Đơn vị sản xuất – chế biến; Đơn vị vận chuyển; Đơn vị phân phối; Người tiêu dùng. Trong 1 chuỗi cung ứng phức tạp sẽ có sự tái nhập, tái chế, tái sử dụng các nguyên liệu đầu cuối.

Vai trò của Chuỗi cung ứng:

  • Vận hành bộ máy quản lý, sản xuất một cách trơn tru và thống nhất từ đầu đến cuối.
  • Tránh các rủi ro như sản xuất lỗi, thời gian sai, thu hồi sản phẩm,…
  • Sản phẩm, dịch vụ ra mắt và đến tay người tiêu dùng theo đúng nhu cầu, yêu cầu.
  • Đưa ra quyết định kinh doanh chính xác: Sử dụng nhân lực, tài chính, vật tư hiệu quả.
  • Khẳng định thương hiệu, sản phẩm trên thị trường, trong nước & quốc tế.

 Thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam hiện nay:

Thực trạng của Chuỗi cung ứng Thực phẩm tại Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều vấn đề nổi cộm như:

– Thực phẩm nhiểm bẩn, nhiễm độc tố do hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc làm tươi, chống thối…quá mức cho phép;

– Thuốc giả, Mỹ phẩm giả, TPCN không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ…

– Thông tin trên sản phẩm không đầy đủ, không đúng quy định

– Nhiều đơn vị cung cấp công nghệ, giải pháp truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên dữ liệu rời rạc và không kết nối với 1 cổng thống nhất khiến cơ quan nhà nước khó kiểm soát và xác thực. Chưa kể các công nghệ sử dụng nhiều nền tảng khác nhau nên khó đồng bộ, tích hợp cùng nhau.

II/ Vai trò của Truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi cung ứng.

Thực hiện truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng tức là hoạt động truy tìm, ghi nhận lại tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng để đảm bảo thông tin được minh bạch trong chuỗi cung ứng.

Truy xuất nguồn gốc chính là “chìa khóa” để khởi tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và ngăn chặn gian lận thương mại hiện nay.

Vai trò của Truy xuất nguồn gốc đối với:

– Người tiêu dùng: Người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng cao trong việc nắm bắt các thông tin về nguồn gốc sản phẩm cũng như quá trình dịch chuyển trong chuỗi cung ứng. Nhanh – Đơn giản – Rõ ràng – Chính xác là những mong muốn của họ.

– Nhà sản xuất: Nâng cao giá trị của sản phẩm – Chứng minh được chất lượng & các tiêu chuẩn đối với khách hàng; Tăng cường kiểm soát quy trình sản xuất – Giảm thất thoát – Tăng hiệu quả; Xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng – Giảm phụ thuộc vào thương lái & các khâu trung gian;

– Quản lý nhà nước: Xây dựng & bảo vệ thương hiệu sản phẩm Quốc gia, Tỉnh; Kiểm soát các chứng chỉ sản xuất, sản phẩm theo yêu cầu quốc tế, trong nước; Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại; Quản lý được các chủ thể trong chuỗi cung ứng.

III/ Công nghệ Truy xuất nguồn gốc là gì?

“Truy xuất nguồn gốc thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ giúp minh bạch thông tin về sản phẩm hàng hóa, thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời chống gian lận thương mại, truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác” – Theo Bộ Công Thương.

Truy xuất nguồn gốc: là giải pháp giúp người tiêu dùng có thể truy xuất được thông tin nguồn gốc, lịch sử của sản phẩm, hàng hóa chỉ bằng một động tác quét mã được in sẵn trên bao bì, nhãn mác.

Giải pháp truy xuất giúp chuỗi cung ứng thống nhất thông tin một cách liền mạch nhất, từ đó phát triển một cách hiệu quả và năng suất, tránh những rủi ro.

Ngoài ra, thì truy xuất nguồn gốc cũng đóng góp một phần vào việc cảnh báo nguy cơ cho người tiêu dùng trong việc phát hiện & tránh hàng giả, hàng nhái đang tràn lan hiện nay.

Việc sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp minh bạch thông tin trong cả “vòng đời” của sản phẩm, thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời chống lại gian lận thương mại. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi yêu cầu của người tiêu dùng và cơ quan quản lý về chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa ngày càng cao hơn.

Phương thức & Công nghệ Truy xuất nguồn gốc hiện nay:

Hiện nay có 2 phương thức chính trong Truy xuất nguồn gốc:

– Chuỗi truy xuất nguồn gốc

– Truy xuất nguồn gốc nội bộ

  1. Chuỗi truy xuất nguồn gốc:

Với chuỗi truy xuất nguồn gốc, bất kỳ ai cũng có thể xem được lịch sử thu mua nguyên liệu và các bộ phận gia công, phân phối, bán hàng để có thể truy xuất ngược thông tin. Các nhà sản xuất có thể giám sát các nơi sản phẩm của họ đã được giao, trong khi người tiêu dùng cũng có thể hiểu được sản phẩm họ cầm trên tay đến từ đâu, đã trải qua các công đoạn gì?

Điều này cực kỳ hiệu quả với các nhà sản xuất với lợi ích điều tra nguyên nhân cũng như hỗ trợ thu hồi sản phẩm khi có các sự cố bát ngờ với sản phẩm của họ. Người tiêu dùng cũng có thể dùng điều này như một tiêu chuẩn để chọn mua được những sản phẩm đáng tin cậy, mà không cần lo lắng.

Công nghệ Mã vạch, QRcode: Nhãn điện tử theo quy định của tổ chức mã số, mã vạch toàn cầu GS1. Khi quét mã qua phần mềm/ ứng dụng phải hiện đầu đủ các thông tin đầy đủ về chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. Hiện nay việc thu thập thông tin và nhập liệu thường bán tự động, thông qua các cơ sở dữ liệu chung nên khó đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn của dữ liệu. Tuy nhiên, cho đến nay thì đây vẫn là kênh truy xuất nguồn gốc đồng bộ và được kiểm soát 1 cách chính thống của Trung tâm Mã số, Mã vạch quốc gia.

– Công nghệ Blockchain

Blockchain hiện đang được nghiên cứu và thử nghiệm để truy xuất và lưu trữ các giao dịch trong chuỗi cung ứng, giúp đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.

Nghiên cứu về doanh thu blockchain theo ngành 2017-2025( Theo Digital.fpt.com.vn) cho thấy chỉ sau ngành tài chính, các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất đang có xu hướng đầu tư vào công nghệ này, đặc biệt là các công ty sản xuất mặt hàng thực phẩm. Blockchain có thể giúp giảm thiểu áp lực của các quy định, chính sách và yêu cầu về an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp này. Trong đó, truy xuất nguồn gốc được coi là chìa khóa giải quyết những vấn đề nêu trên.

Blockchain là một dạng sổ cái phân tán, nó ghi chép lại những giao dịch, giúp giải quyết vấn đề các doanh nghiệp vốn đau đầu từ lâu: niềm tin. Nó phản ánh chính xác các vấn đề “Công Khai”“Minh Bạch”, “ Tức Thời” , “Chính Xác” Điều đó có nghĩa, nó bao gồm tất cả các dữ liệu được chia sẻ, xác thực và mã hóa bởi các thành phần trong chuỗi.

Việc công khai tất cả các giao dịch trong mạng lưới – bản chất của blockchain là giúp tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Đó là giá trị lớn nhất mà các nhà sản xuất hướng tới. Trong một mạng lưới blockchain, tất cả thành phần trong chuỗi đều có thể nhìn thấy và xác thực thông tin ở bất cứ thời điểm nào và không thể sửa đổi.

Hiện nay, ý thức của NTD về việc tiêu dùng thực phẩm an toàn ngày càng nâng cao, nhất là tại những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Theo nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng thực phẩm, 10 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD, được xếp theo thứ tự sau đây:

3 yếu tố quan trọng nhất trong 10 yếu tố trên, bao gồm độ tươi, độ an toàn và giá sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất, các yếu tố còn lại phụ thuộc vào đơn vị bán hàng. Sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc có thể giúp nhà sản xuất giải quyết được 3 yếu tố này.

Việc sử dụng công nghệ Blockchain giải quyết được các vấn đề:

Đối với Khách hàng:

Truy xuất rõ ràng chính xác thông tin về sản phẩm.

Đối với Doanh nghiệp:

Gây dựng lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Giảm thiểu áp lực về việc chứng minh thực phẩm an toàn.
Giúp quản lý quy trình sản xuất tốt hơn theo thời gian thực.

Đối với Nhà Quản lý:

Dễ dàng truy xuất và kiểm soát các thông tin phát sinh trong chuối cung ứng tại bất kỳ thời điểm nào một cách rõ rầng, nhanh chóng, chính xác.

  1. Truy xuất nguồn gốc nội bộ.

– Phần mềm quản lý ERP: (Enterprise Resource Planning), được coi là hệ thống hoạch địch nguồn lực & quản trị doanh nghiệp toàn diện. ERP liên kết tất cả các hoạt động, mọi quy trình hoạt động phức tạp, rời rạc của Doanh nghiệp thành 1 thể thống nhất và liền mạch.

Với các tính năng quản lý theo từng Modul cũng như tổng hợp và xử lý dữ liệu, ERP cũng đang là 1 lựa chọn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, ERP thích hợp trong việc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp hoặc liên kết các doanh nghiệp. Việc đồng bộ với hệ thống dữ liệu quốc gia và các hệ thống khác cần sự tích hợp về nền tảng hoặc thông qua nền tảng quản lý trung gian.

Có thể coi ERP là công cụ truy xuất nguồn gốc nội bộ hiệu quả

Ngoài ra, Ngày càng ngày càng có nhiều công nghệ được áp dụng trong truy xuất nguồn gốc như: Internet kết nối vạn vật – IoT ( Internet Of Things ), Smart Contact ( Hợp đồng thông minh), Lập trình ngôn ngữ tự nhiên V-Logic; 5G ; Wifi; RFID; Bluetooth…

IV/ Không gian và Thời gian trong công nghệ Truy xuất nguồn gốc

Việc ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sẽ xóa bỏ rào cản và những hạn chế về không gian, thời gian. Thông tin có thể cập nhật ở bất cứ nơi đâu, trong mọi thời điểm.

Đặc biệt những Công nghệ cao sẽ cho các dữ liệu Minh bạch, Chính xác, thời gian thực. Bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra thông tin tại bất kỳ mắt xích nào của chuỗi cung ứng vào bất kỳ thời điểm nào.

Điều này giúp quá trình Kiểm soát, quản lý chuỗi cung ứng được chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời giúp các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát và cấp các chứng chỉ về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Qua đó dễ dàng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Thị trường Quốc tế.

V/ Làm thế nào để Công nghệ truy xuất nguồn gốc hiệu quả với Thực tế, thực trạng của Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng hiện nay.

Để hoạt động Truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam nói chung & Khánh Hòa nói riêng có tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  1. Hành lang Pháp lý – Quản lý

Truy xuất nguồn gốc ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại của Việt Nam với Quốc tế. Thậm chí là bắt buộc khi tham gia thị trường các nước liên minh EU.

Tuy nhiên hành lang pháp lý cho hoạt động này vẫn còn chưa bao trùm hết các nhóm sản phẩm, hàng hóa, chưa có tính liên thông giữa các bộ, ngành do vậy khó áp dụng một cách toàn diện, đồng bộ cho tổng thể nền kinh tế.

Cần có hệ thống văn bản nhà nước hướng dẫn cụ thể cũng như thống nhất về các quy chuẩn truy xuất để cho việc triển khai tại các đơn vị được thống nhất, dễ dàng, chủ động đồng thời thuận lợi cho công tác quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước.

  1. Tính Đồng bộ – Hệ thống

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định chưa được triển khai thực hiện một cách toàn diện, thống nhất khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc áp dụng, xây dựng, triển khai truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, dịch vụ cụ thể.

Việc Truy xuất nguồn gốc cũng chỉ áp dụng rời rạc, tự phát, tự quản đối với 1 số Doanh nghiệp lớn, ở 1 số mắt xích trong chuỗi cung ứng, tại một số thành phố lớn.

“Các hệ thống truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam hiện nay thường không có khả năng tham gia vào hệ thống truy xuất nguồn gốc khác do chưa thống nhất sử dụng các hệ thống mã phân định toàn cầu theo tiêu chuẩn của Tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1, mà thường sử dụng các mã phân định có cấu trúc tự đặt chỉ sử dụng được nội bộ. Ngoài ra, do không có sự quản lý và điều phối chung về cấu trúc mã phân định nên trường hợp trùng mã giữa các hệ thống truy xuất nguồn gốc khác nhau rất dễ xảy ra, khiến người tiêu dùng nghi ngờ về tính xác thực sản phẩm của các hệ thống này”, – Theo ông Bùi Bá Chính – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ KH&CN)

  1. Tính liên kết

Việc các đơn vị, doanh nghiệp tự áp dụng các công nghệ khác nhau trong truy xuất nguồn gốc dẫn đến việc các quy trình truy xuất và những yếu tố cốt lõi trong việc truy xuất không đồng bộ. Do vậy việc liên kết dữ liệu với đơn vị thứ 3 là nơi quản lý, giám sát chứng thực các thông tin là việc cần thiết để đảm bảo tính liền mạch, liên thông và kết nối, đồng bộ dữ liệu với nhau.

Do vậy nền tảng của đơn vị Quản lý, giám sát, chứng thực dữ liệu cần phải đảm bảo tích hợp và đồng bộ được với nhiều nền tảng công nghệ / phần mềm truy xuất nguồn gốc khác nhau. Nhằm đảm bảo thông tin của toàn chuỗi cung ứng trong nền kinh tế được cập nhật theo thời gian thực, đầy đủ, chính xác, minh bạch, công khai và bất cứ ai cũng có thể truy xuất vào kho dữ liệu.

 

.
.
.
.