Tùy từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể, người cố vấn thể hiện vai trò khác nhau:
Vai trò LẮNG NGHE VÀ ĐẶT CÂU HỎI (5W1H). Các Startup thường tìm đến cố vấn để tìm câu trả lời tháo gỡ khó khăn đang phải đương đầu. Tuy nhiên không có nghĩa là người cố phấn phải đưa câu trả lời. Các công ty khởi nghiệp luôn phải đối đầu với hàng loạt những khó khăn và thách thức và thay đổi liên tục. Nên không có 1 giải pháp nào hoàn hảo cho các Startup. Cũng không có vị cố vấn nào đủ giỏi để giải quyết hết được những vướng mắc của Startup. Điều quan trọng là sau quá trình cố vấn, Startup có khả năng tự tìm ra giải pháp cho chính mình.
Vai tròTRUYỀN CẢM HỨNG. Hành trình khởi nghiệp luôn gian nan và nhiều trở ngại. Các nhà sáng lập dù có mạnh mẽ, tự tin và vững vàng tới đâu cũng luôn cần được động viên, truyền đi nguồn cảm hứng, chia sẻ sự đồng cảm, trải nghiệm từ những người đã từng vượt qua thử thách tương tự để có được thành tựu ngày hôm nay.
Vai trò là GIẢNG VIÊN: Khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp, nhu cầu học hỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng, quản trị, tư duy lãnh đạo, các năng lực lãnh đạo, cách ra quyết định và khả năng xử lý, giải quyết vấn đề… không những vậy phải học rất nhanh để bắt kịp guồng quay của thị trường. Lúc này người cố vấn như người thầy chỉ dẫn giúp người khởi nghiệp có đủ kiến thức để ứng dụng vào thưc tiễn của doanh nghiệp.
Vai trò HUẤN LUYỆN VIÊN: Mọi ý tưởng kinh doanh đều tuyệt vời nhưng chỉ ý tưởng được thực thi hiệu quả mới đem lại lợi nhuận và thành công. Bắt tay vào thực thi ý tưởng là lúc người khởi nghiệp bối rối trước nhiều công việc chưa từng thực hiện. Người cố vấn dày dạn kinh nghiệm sẽ cùng đồng hành với người khởi nghiệpđể xử lý từng công việc cụ thể, giúp cho nhà sáng lập trở nên thành thục trong việc sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành.
Vai trò NHÀ TƯ VẤN: Khi công ty khởi nghiệp cần phải giải quyết công việc cần tới năng lực chuyên gia mà người cố vấn có thể đáp ứng, thì tùy vào tình huống cụ thể, người cố vấn có thể làm việc với công ty khởi nghiệp như 1 chuyên gia tư vấn.
Vai trò ĐỐI TÁC KINH DOANH/ NHÀ ĐẦU TƯ: Thực tế, nếu quá trình làm việc tương hợp, tin tưởng lẫn nhau, và người cố vấn thấy được tiềm năng của startup cũng như năng lực của Mentee thì có thể mối quan hệ cố vấn sẽ chuyển sang quan hệ đối tác kinh doanh và/ hoặc người cố vấn sẽ đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên lúc này cần xác định lại mối quan hệ và vai trò của người cố vấn để tránh những xung đột lợi ích phát sinh.