- Theo chiến lược quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định 68/QĐ – TTg), thì mục tiêu của ngành Dược là sản xuất thuốc trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng và chiếm 80%. Trong đó thuốc từ Dược liệu là 30%.
- Ban hành chính sách ưu đãi cho việc sản xuất các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc bào chế đặc biệt, thuốc Generic, vắc xin, sinh phẩm… Hạn chế nhập khẩu các loại nguyên liệu thuốc, thuốc Generics mà Việt Nam sản xuất.
- Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam và mang thương hiệu Quốc Gia.
Dân số Việt Nam hiện nay (2020) khoảng 97,58 triệu người, thu nhập bình quân đầu người hơn 2.207USD/ năm. Năm 2020, Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu vì Covid, Việt Nam vấn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Đại dịch diễn ra khiến mọi người dân thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, hành vi, thói quen và hầu hết được trang bị những kiến thức vô cùng hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tự nguyện.
Kết thúc năm 2020, tổng doanh thu mảng dược phẩm Việt Nam cán mốc 6.4 tỷ USD, tăng trưởng dương 2% so với năm 2019. giảm rõ rệt so với 15% của năm 2019. Các nhóm thuốc tăng trưởng mạnh nhất là ức chế miễn dịch (40%), vaccine (36%), ung thư (13%), đái tháo đường (11%). Trong khi đó, tăng trưởng âm lại bất ngờ ghi nhận với những nhóm thuốc vốn được sử dụng khá thông dụng trước đây như nhóm kháng virus đường toàn thân (-20%), dung dịch truyền (-17%), kháng vi khuẩn đường toàn thân (-8%), thuốc bảo vệ gan và tăng tiết mật (-7%), thuốc kháng acid – chống đầy hơi – giảm loét (-4%).
Với các biện pháp kiểm soát dịch tốt, doanh thu thị trường Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số so với năm 2020 để cán mốc 6.9 tỷ USD. Thị trường Dược phẩm Việt Nam tuy còn nhỏ nhưng dự đoán sẽ tiếp tục phát triển nhanh nhất châu Á và có tiềm năng cao để đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021 và 16,1 tỷ USD năm 2026 , với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11%. Tương đồng với kết luận được rút ra từ cuộc khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành dược gần đây của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).
Việt Nam là nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành Dược toàn cầu. Bởi dân số đông, nền kinh tế đang phát triển nhanh. và công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sức khỏe chủ động ngày càng được đẩy mạnh.
Dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn “già hóa” với tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay (World Bank cảnh báo), tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050), đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên.
Khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi bệnh tật thì ngày càng tăng cao… là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược.
Việt nam sẽ tiếp tục đạt mục tiêu gần như toàn bộ người dân đều có bảo hiểm y tế vào giai đoạn 2016-2020 (90,7% trong năm 2020). Độ phủ của bảo hiểm y tế tăng từ 60% trong năm 2010 và 90% trong năm 2019, (theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Ngoài ra, quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng góp phần tăng chi tiêu cho y tế và sức khỏe. Dân số đô thị hóa của Việt Nam đạt 36,2 triệu người trong năm 2020, và có thể tăng từ 33,6% trong năm 2015 lên 36,8% trong năm 2020.
Còn nữa…
TẢI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC TẠI ĐÂY:
Dịch vụ NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TỔNG QUAN & CHUYÊN SÂU