Từ ngày 24/1/2025 đến ngày 23/2/2025, Vườn Ươm Khởi nghiệp Việt (VSI) đã phối hợp cùng Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công chương trình tiền ươm tạo dành cho 5 nhóm dự án xuất sắc sau cuộc thi “Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp lần 5 năm 2024”.
Thực hiện nhiệm vụ khoa học – công nghệ từ Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh “Hỗ trợ ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo từ Cuộc thi ” Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp lần 5 năm 2024″ Chủ đề “Innovation towards a green future – Đổi mới sáng tạo hướng tới tương lai xanh”.
Chương trình được thiết kế nhằm hỗ trợ các đội thi hoàn thiện ý tưởng, nâng cao kiến thức về thị trường, marketing, truyền thông, cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ và thành lập Doanh nghiệp.
Bà Bùi Thị Thủy Tiên (Mary Bùi) – Tổng Giám đốc Công ty CP Vườn Ươm khởi nghiệp Việt đã chia sẻ về chủ đề Chiến lược tiếp cận, kênh phân phối, phát triển thương hiệu và lập kế hoạch marketing và đo lường hiệu quả trong ngày ươm tạo đầu tiên.
Trong khuôn khổ chương trình, các nhóm dự án đã tham gia vào lớp tư vấn chuyên sâu với hai chủ đề chính:
Tư vấn về thị trường, marketing và truyền thông:
– Mỗi nhóm dự án được tiếp cận với những xu hướng thị trường mới nhất, cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và phương thức truyền thông tối ưu để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
– Chuyên gia Nguyễn Hữu Thông đã tư vấn và chia sẻ hướng dẫn toàn diện để xây dựng và quản lý đội nhóm hiệu quả, từ việc phân công vai trò đến tạo dựng văn hóa làm việc tích cực.
– Chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan đã trực tiếp tư vấn, giúp từng nhóm phát triển kế hoạch tiếp cận thị trường phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình.
Chuyên gia Lê Viết Dũng Linh chia sẻ cùng các nhóm dự án trong chương trình ươm tạo.
– Cũng trong chương trương trình chuyên gia Lê Viết Dũng Linh đã tư vấn cho các nhóm dự án với pháp lý về loại hình công ty & thành lập doanh nghiệp, ngoài ra giúp các nhóm lựa chọn loại hình doanh nghiệp và thủ tục đăng ký doanh nghiệp sao cho phù hợp với sản phẩm giải pháp của mình
Tư vấn về sở hữu trí tuệ và pháp lý thành lập doanh nghiệp:
– Các nhóm dự án được hướng dẫn chi tiết về quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bằng sáng chế cũng như các thủ tục pháp lý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp.
Chuyên gia Nguyễn Tiến Trung chia sẻ với các nhóm dự án.
– Các chuyên gia pháp lý đã giải đáp những thắc mắc và cung cấp các giải pháp giúp từng nhóm dự án có nền tảng pháp lý vững chắc khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Trong số các dự án tham gia chương trình, có nhiều ý tưởng xuất sắc và tiềm năng, tiêu biểu như:
Plastic Brick – Sản xuất gạch từ rác thải nhựa.
Green Future – Phát triển các sản phẩm tiêu dùng từ lá cây, thay thế vật liệu nhựa và bảo vệ môi trường.
Giness – Giải pháp nông nghiệp công nghệ xanh dựa trên nguồn bản địa, tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp bền vững.
Sóng Xanh – Hệ thống AquaPonics Bkyo, tích hợp công nghệ để phát triển nông nghiệp sạch, hiệu quả cao.
OCT (Organic Compost Technology) – Công nghệ xử lý rác hữu cơ thành phân bón vi sinh chất lượng cao.
Chương trình tiền ươm tạo không chỉ mang lại kiến thức thực tiễn mà còn tạo điều kiện để các nhóm dự án kết nối với các cố vấn, nhà đầu tư tiềm năng. Đây là bước đệm quan trọng giúp các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công Thương TP.Hồ Chí Minh có thể hiện thực hóa và phát triển bền vững.
Vườn Ươm Khởi nghiệp Việt và Trường Đại học Công Thương TP.Hồ Chí Minh tin rằng, với sự hỗ trợ từ chương trình, các dự án khởi nghiệp sẽ có thêm động lực và định hướng rõ ràng để tiến xa hơn trên hành trình khởi nghiệp của mình.