Bài toán chiến lược của doanh nghiệp SME

Chiến lược cho doanh nghiệp SME - covankhoinghiep

Bên cạnh những doanh nghiệp lớn là sự nở rộ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Vị trí, vai trò của nó đã được khẳng định qua thực tế phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sự chênh lệch quá lớn giữa các DN SME và các DN lớn dẫn đến những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp SME. Nhằm thiết lập được những chiến lược phù hợp, những bước đi hiệu quả, chúng ta cùng đi tìm lời giải cho bài toán chiến lược 2020 của doanh nghiệp SME.

Thực trạng của các doanh nghiệp SME

Theo thống kê, tại Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Do vốn và điều kiện kỹ thuật lạc hậu nên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là thực trạng của nền kinh tế Việt Nam cũng như khối doanh nghiệp SME nói riêng.

Ngoài việc khó tiếp cận về vốn, doanh nghiệp SME còn gặp nhiều trở ngại vì chưa có chiến lược phát triển phù hợp. Thiếu khả năng mở rộng thị trường, vấn đề truyền thông, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số… cũng là những vấn đề mà doanh nghiệp SME đang trăn trở.

Bài toán chiến lược cho các doanh nghiệp SME năm 2020

Chính trị gia nổi tiếng nước Mỹ Benjamin Franklin từng nói “If you fail to plan, you are planning to fail” (Thất bại trong việc lập kế hoạch là bạn đang lên kế hoạch cho sự thất bại). Bởi vậy, đứng trước thực trạng trên các doanh nghiệp SME cần phải có một chiến lược đúng đắn, một kế hoạch rõ ràng để làm kim chỉ nam, đòn bẩy cho sự phát triển, tăng trưởng. Đặc biệt là chiếc “chìa khóa” mở ra cánh cửa quyết định sự sống còn cho DN trước những những khó khăn khốc liệt. Bài toán “Doanh nghiệp SME và bài toán chiến lược 2020” cần có những chiến lược phù hợp sau:

1.Chiến lược đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh hiện nay, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì vấn đề tiên quyết là bản thân doanh nghiệp phải tự mình thay đổi, cập nhật thông tin, kiến thức mới.  Chủ động “thay đổi” công nghệ khi các hình thức sản xuất cũ không còn hiệu quả, bằng cách ứng dụng công nghệ mới như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (Internet of things) vào bộ máy hoạt động công ty. Nhằm đẩy mạnh sự phát triển, tăng trưởng doanh số và khắc phục những khó khăn về chi phí, thời gian, thiếu chính xác – minh bạch trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, “đổi mới” thị trường từ phân khúc rộng sang thị trường ngách cũng là một cách giúp chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp SME được cải thiện.  Đổi mới, sáng tạo, cải tiến để sản phẩm trở thành “người dẫn đầu” trong ngạch cũng có thể xem là 1 phương án dài hạn giúp các doanh nghiệp SME cải thiện khó khăn trong kinh doanh.

2.Chiến lược ứng dụng phần mềm công nghệ

Nếu trước đây công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong kinh doanh. Thì nay, công nghệ đã tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, những chiến lược mới. Nên, nó không còn là công cụ hỗ trợ mà là lời giải cho bài toán doanh nghiệp SME và bài toán chiến lược 2020.

Các doanh nghiệp SME có thể số hóa hệ thống quản trị bằng cách ứng dụng các phần mềm công nghệ vào bộ máy doanh nghiệp. Cụ thể là phần mềm quản trị và điều hành doanh nghiệp SME của FastWork. Được thiết kế phát triển trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp SME về quản trị điều hành doanh nghiệp như Quản lý nhân sự; Quản lý dự án; Quản lý mua hàng và bán hàng. Ngoài ra FastWork còn cung cấp công cụ hỗ trợ nghiệp vụ như: Quản lý điểm bán lẻ…giúp tối ưu thời gian làm việc, chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

3.Chiến lược tiếp cận thị trường

Hầu hết các DN SME đều đưa sản phẩm ra thị trường sau đó mới đi tìm khách hàng mà không nghiên cứu thị trường rồi tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đây được xem là một trong những điểm yếu mà các doanh nghiệp thường mắc phải.

Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp SME là phải nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Xác định thị trường mục tiêu để lên chiến lược tiếp thị đến đúng tệp khách hàng nhằm tăng khả năng nhận thương hiệu, số lượng khách hàng mới.

Mặt khác, muốn xây dựng được chiến lược Marketting hiệu quả, cần đánh xác định rõ mục tiêu, đánh giá chính xác tính cạnh tranh của sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối so với đối thủ. Từ đó hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu và biến nó trở thành những cơ hội kinh doanh.

4.Chiến lược và kế hoạch tài chính

Phướng án thứ nhất để giúp các doanh nghiệp SME thoát khỏi khó khăn về vốn đó là bản thân các doanh nghiệp phải có phương án hoạt động khả thi, dự báo tài chính, những điều kiện cần và đủ để kêu gọi quỹ đầu tư từ các tổ chức.

Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ với lãi suất thấp. Xem xét, đẩy mạnh việc vay thông qua tín chấp, đánh giá hiệu quả và lợi nhuận của các dự án đầu tư.

Doanh nghiệp cũng cần minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả, giảm thiểu chi phí, rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Hiểu rõ tình trạng luân chuyển dòng tiền và vấn đề thâm hụt vốn lưu động, giảm chi phí xử lý thanh toán, giảm rủi ro và duy trì lợi nhuận.

Vậy, doanh nghiệp cần phải tự mình khắc phục những yếu tổ trên để bài toán phát triển thời công nghệ số trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Cố vấn Khởi Nghiệp

Nguồn: Faswork.vn

.
.
.
.