3 Kiểu tư duy sẽ giết chết doanh nghiệp

thay đổi tư duy lãnh đạo
     Các nhà quản lí luôn muốn doanh nghiệp mình đổi mới và theo kịp xu hướng thị trường. Nhưng không phải ai cũng biết rằng bản thân đang chịu ảnh hưởng của tư duy lỗi thời một cách nặng nề. Vậy đâu là biểu hiện của 3 kiểu tư duy “cũ kỹ” mà nhà lãnh đạo luôn mắc phải?
  1. Luôn tự cho mình là trung tâm
    Các nhà lãnh đạo kiểu cũ thường chỉ chú tâm đến lợi ích của bản thân trong doanh nghiệp, mà quên mất rằng đồng nghiệp và cấp dưới mới chính là nhân tố để tạo nên thành công. Cũng rất dễ hiểu vì khi đặt vào vị trí lãnh đạo thì cá nhân đó bắt buộc phải có những kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp để đưa công ty phát triển.
    Nhưng tư duy này chỉ ứng dụng được khi thị trường nhân sự chưa phát triển và ít cạnh tranh. Tuy nhiên, khi thị trường dần mở ra thì tư duy này dễ bị “lỗi thời” và kìm hãm sự phát triển của tổ chức rất lớn. Ngoài ra, kiểu tư duy “một mình tôi” sẽ khiến nhân viên sẵn sàng rời bỏ công ty và bị cấp dưới oán thán.
    Lời khuyên:
    Thu thập ý kiến của tất cả mọi người về vấn đề cần giải quyết ( đồng nghiệp, cấp dưới, cổ đông…)
    Hãy ứng dụng góc nhìn đa chiều vào xử lí các vấn đề phát sinh
    Ngưng việc nghĩ rằng mình đã có câu trả lời cho mọi thứ, hãy đi tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp.
     
    Tự cho mình là trung tâm
  2. Tự cho rằng nhân viên không có khả năng
    Rất nhiều nhà lãnh đạo luôn “xem thường” nhân viên vì cho rằng họ chưa thật sự đủ năng lực để tham gia vào các công việc lớn của công ty. Vì những định kiến như vậy, họ vô tình biến nhân viên trở thành những “bù nhìn” trung thành và dần dà mất đi khả năng tư duy rộng hơn vượt qua giới hạn công việc.
    Nhưng tư duy này nếu theo nhà lãnh đạo quá dài lâu sẽ tạo ra rủi ro mà doanh nghiệp không tài nào lường trước được. Chỉ dựa vào các nhà lãnh đạo thì tầm nhìn doanh nghiệp không thể mở rộng và bao quát.
    Lời khuyên:
    Cho bản thân cơ hội tìm hiểu sâu hơn về công việc của nhân viên và cách họ giải quyết những vấn đề liên quan
    Khích lệ nhân viên đóng góp vào sự phát triển của công ty thông qua các cuộc hội ý, bàn luận…
    Tự cho nhân viên không có khả năng
  3. Ngại” đổi mới doanh nghiệp
    Đây là kiểu tư duy mà gần như tất cả các nhà lãnh đạo “kiểu cũ” thường mắc phải. Họ cho rằng việc rập khuôn công việc sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn, còn đổi mới thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu.
    Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp trở nên “lầm lì” và ít linh hoạt trên thị trường, quan trọng hơn sẽ dễ dẫn doanh nghiệp vào sự tụt hậu được báo trước, đặc biệt là trong thời đại 4.0 nơi mà công nghệ đang bùng nổ.
    Lời khuyên:Cập nhật công nghệ, đối thủ và cách thức tư duy hàng ngày.
    Linh động và điều chỉnh kế hoạch phù hợp nhất
    Đúng vậy, bạn sẽ được cấp trên chú ý, nhưng chỉ khi cả đội thành công. Nói cách khác: Thành công trong sự nghiệp lãnh đạo không nằm ở việc bạn làm, mà phản ánh từ những thành công của cả đội.
    Đó là một sự thay đổi lớn. Và không nghi ngờ gì nữa, đó là một sự thay đổi cực kì khó khăn. Trở thành lãnh đạo đòi hỏi một tư duy mới hoàn toàn. Bạn không còn phải nghĩ “Làm thế nào để mình nổi bật nhỉ?”, mà phải là “Làm thế nào mình có thể giúp đồng đội hoàn thành công việc tốt hơn đây?”.
    Đôi khi phải mất khá nhiều thời gian công sức để xóa bỏ thói quen trong quá khứ. Nói gì thì nói, cho tới lúc được lên làm lãnh đạo, thì bạn đã sống gần nửa đời người chỉ giỏi mỗi việc giơ tay nhận thưởng mà thôi, nên xóa bỏ thói quen này là khá khó.
    “Ngại” đổi mới
   Thế nhưng, mặt tốt là bạn cũng đã được thăng lên làm lãnh đạo vì sếp bạn đã tin rằng bạn có tố chất để chuyển mình từ một cầu thủ ngôi sao hóa thành một huấn luyện viên thành công.
Vậy thì ta phải làm gì khi đối mặt với bước chuyển đổi ấy? Đầu tiên và trên hết, bạn phải chủ động giúp đỡ và hỗ trợ đồng đội. Hãy truyền lửa sống và làm việc cùng nhau, hãy cho thấy sự lạc quan về tương lai, và hãy quan tâm họ.
   Bạn phải quan tâm một cách thật lòng về sự phát triển của mỗi người. Hãy phản hồi cho đồng đội bạn – không chỉ mỗi cuối kì, mà còn sau mỗi lần gặp gỡ, thuyết trình, hay gặp khách hàng. Hãy biến mỗi sự kiện thành một cơ hội dạy nhau cùng phát triển. Hãy nói về những việc họ làm, những cách phát triển mà bạn thấy thích ở họ. Lửa của bạn sẽ khiến mọi người có thêm động lực.
   Hãy nhớ, không cần lời ngon tiếng ngọt. Thẳng thắn, chân thực là một trong những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo hiệu quả.
 
   Dù gì đi nữa, đừng quên: bạn đã là lãnh đạo. Người quan trọng, giờ đây, không còn là bạn. Mà là họ.
 
Lời bình: Hầu như ai cũng “biết” rằng làm lãnh đạo là phải quan tâm đến nhân viên. Thế nhưng, ý muốn khẳng định bản thân mình cộng với tư duy ngắn hạn khiến cho phần lớn lãnh đạo luôn muốn bản thân mình tỏa sáng hơn mọi người. Họ sợ rằng, một khi bản thân thôi tỏa sáng, họ sẽ bị đám đông dưới chân họ ùa lên và đạp đổ. Buồn thay, họ không hiểu rằng, không ai muốn nổi loạn và lật đổ một vị vua tốt cả.
   Lãnh đạo không chỉ cần trình độ hay kĩ năng. Trong xã hội không thiếu người có thừa cả trình độ và kĩ năng. Cái quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo chính là cái tâm. Thiếu đi cái tâm của lãnh đạo, ta sẽ chẳng khác gì những người khác cả.
   Và đó cũng là thứ duy nhất khiến mọi người chọn bạn làm lãnh đạo.
 
Trích: FB Ninh Hanh Eke

.
.
.
.